Mách mẹ bầu cách giảm đau vai cổ gáy

Triệu chứng

Các biểu hiện của hội chứng đau cổ, vai, gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, tái dương hoăc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau cột sống cổ kèm hạn chế vận động đốt sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đi đứng, ngồi lâu, hắt hơi, ho, vận động đốt sống cổ và giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể do thời tiết thay đổi. Để chuẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chuẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến mẹ bầu luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mẹ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng.

mẹ bầu đau vai gáy
Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau cột sống cổ

Nguyên nhân đau cổ, vai, gáy khi mang bầu

- Việc tăng cân khi mang thai cũng gây áp lực lên các cơ, dây thần kinh vùng vai, gáy khiến vai, gáy nhức mỏi.

- Tư thế ngủ có thể là nguyên nhân đau vai vì suốt giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3, các chuyên gia thường khuyên các chị em nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang bên trái để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai. Tư thế này cũng giúp cho thận được hoạt động tốt và tránh gây áp lực lên cột sống.

Tuy nhiên, việc giữ mãi một tư thế sẽ khiến vai bị đau. Lời khuyên được đưa ra là thỉnh thoảng bạn nên đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải với một chiếc gối kê dưới bụng.

Đau cổ vai thai kì thế nào là không bình thường

Nếu đau cổ vai xuất hiện trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ, nó có thể là một cảnh báo mẹ bầu đang mắc một bệnh nào đó.

  • Thai ngoài tử cung: triệu chứng là đau vai, đau cổ gây ra bởi mạch máu vỡ đè lên cơ hoành. Thai ngoài tử cung thường khó chuẩn đoán cho đến khi đau nặng nề và chảy máu.
  • Tiền sản giật và hội chứng rối loạn huyết áp (HELLP): đây là một nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong ở bà mẹ mang thai và thai nhi. Biểu hiện đầu tiên là đau vai vì nó xuất phát từ gan, có thể là một dấu hiệu của hội chứng HELLP hoặc một biến chứng của tiền sản giật và sản giật, còn được gọi là nhiễm độc thai nghén, và nó xảy ra ở khoảng 25% thai kỳ.
  • Viêm màng não: triệu chứng dễ thấy là đau đầu, sốt, cứng cổ. Mẹ bầu bị viêm màng nào có thể lây sang con qua đường nhau thai, được đề nghị liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức.
  • Vấn đề về tiêu hóa và sỏi mật: việc tiêu hóa khi mang thai sẽ diễn ra chậm lại gây ảnh hưởng tới túi mật. Từ đó dẫn tới việc hình thành các viên sỏi mật là nguyên nhân của các cơn đau bụng và đau vai phải. Vì vậy hãy giảm thức ăn cay và chất béo trong chế độ ăn của bà bầu.

Giải pháp nào giảm chứng đau xương khớp cho phụ nữ mang thai

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau nhức mỏi xương khớp

- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:

Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Cổ: Giữ ở vị trí trugn tính, thẳng trục với cột sống.

Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.

- Tư thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng cổ với lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với chân, di chuyển ghế ngồi gần với vô lăng sao cho hai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200 km nên nghỉ một lần.

- Tư thế nằm: Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.

- Khi làm việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

- Tư thế khi đi bộ: Mẹ bầu nên đi bộ chậm với một đôi giày đế bằng, thấp. Nếu thấy mệt, mẹ bầu nên nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục đi bộ.

- Tư thế đứng: Nếu phải đứng nhiều, mẹ bầu nên đứng thẳng, hai chân choãi nhẹ ngang vai. Có thể vừa đứng vừa tranh thủ khởi động chan như bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra…

Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho cổ vai sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau mỏi. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý luyện tập nhẹ nhàng và tốt hơn cả là tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp tập đúng đắn nhất.

bà bầu tập thể dục
Các mẹ bầu khi tập thể dục cần nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh

Thao tác:

- Ngồi thẳng lên, quay đầu sang trái như xa như bạn có thể và giữ trong 10-15 giây. Quay trở lại trung tâm. Quay đầu sang bên phải như xa như bạn có thể và giữ trong khoảng 10-15 giây trước khi một lần nữa quay trở lại trung tâm. Mang cằm vào ngực, nhìn xuống, và giữ 10-15 giây. Hãy chắc chắn rằng bạn không cuộn cổ của bạn trong vòng tròn. Bạn thực sự có thể gây ra căng thẳng hơn để cổ của bạn và có thể làm thiệt hại cho cột sống của bạn trên.

- Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.

Massage thường xuyên

Mỗi buổi tối, hãy nhờ anh xã massage cho mẹ bầu ở vùng bả vai, cổ và đằng sau gáy mà mẹ thấy đau nhức. Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, tuy nhiên, hai vợ chồng cũng cần lưu ý các động tác massage riêng tại nhà. Bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng uy tín cho mẹ bầu để được massage một cách bài bản hơn.

massage cổ gáy bà bầu
Bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng uy tín cho mẹ bầu

Những lưu ý khác giúp mẹ bầu tránh đau vai, gáy

  • Mẹ bầu không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc.
  • Khi bị đau vai, gáy, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày.
  • Mẹ bầu nên tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E.
  • Mẹ bầu nên tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.
  • Mẹ bầu nên tập các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai hàng ngày.